Chia sẻ quy trình thi công trần nhôm đầy đủ, chi tiết nhất

18:01:33 12/01/2023 145 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

Trần nhôm còn được gọi là trần kim loại, tấm hợp kim nhôm. Các tấm hợp kim nhôm này có độ dày mỏng khác nhau. Nhìn chung chúng có kích thước cơ bản từ 0.5mm trở lên. Tùy thuộc vào điều kiện chi phí của chủ nhà mà lựa chọn đồ dày mỏng khác nhau của tấm kim loại.

Tại sân bay, nhà ga, tòa nhà văn phòng rất ưa chuộng lắp đặt trần nhôm. Sản phẩm được đánh giá tốt, có khả năng chịu lửa, giảm tiếng ồn, thiết kế có tính thẩm mỹ cao. Để quá trình thi công trần nhôm đảm bảo chất lượng tốt nhất, bạn có thể xem ngay bài viết sau. Dưới đây là quy trình lắp đặt đầy đủ, chi tiết, giúp bạn có thêm thông tin hữu ích.

 

Chia sẻ quy trình thi công trần nhôm đầy đủ, chi tiết nhất - Ảnh 2

Thi công trần nhôm

Thi công trần nhôm có dễ không ?

Nếu như bạn còn đang băn khoăn làm trần nhôm có dễ không thì dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc. Làm trần nhôm như thế nào và có dễ hay không và có yêu cầu kỹ thuật cao hay không.

Lắp đặt trần nhôm không có, đơn giản hơn rất nhiều so với việc lắp đặt trần gỗ. Chỉ cần làm theo thứ tự các bước mà nhà sản xuất đưa ra và chuẩn bị đầy đủ phụ kiện cần thiết. Là có thể lắp đặt hoàn thiện trần nhôm với diện tích lớn nhanh chóng.

 Dưới đây là một số lưu ý khi thi công lắp đặt trần nhôm:

  • Chỉ cần tuân thủ đầy đủ các bước theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất
  • Chuẩn bị đầy đủ đồ đạc phụ kiện trước khi thi công
  • Các nguyên liệu đặt tại vị trí mà kỹ thuật dễ tiếp xúc nhất
  • Đảm bảo sự an toàn cho người thi công và khu vực thi công
  • Không vứt bừa bãi những tấm trần nhôm tại khu vực thi công

Vì sao nên lắp đặt trần nhôm ?

Trần nhôm rất được ưa chuộng lắp đặt tại các nhà ga, bệnh viện, tòa nhà, công xưởng. Loại trần này có nhiều điểm nổi bật có thể kể đến như:

  • Dễ dàng thi công, lắp đặt, sửa chữa khi có lỗi sai hỏng
  • Độ bền cao, không bị phai màu thay đổi theo thời gian
  • Dễ dàng vệ sinh, không cần sơn hay bảo dưỡng cầu kỳ
  • Khả năng chịu lửa tốt, chỉ số bắt lửa và lan truyền bằng 0, giúp đảm bảo an toàn
  • Khả năng giảm tiếng ồn tốt, không để âm thanh bên trong lọt ra ngoài, bên ngoài lọt vào trong

 

Chia sẻ quy trình thi công trần nhôm đầy đủ, chi tiết nhất - Ảnh 3

Vì sao nên thi công trần nhôm

Tùy từng khu vực mà các bạn có thể chọn mô hình trần nhôm khác nhau. Nếu lắp đặt tại các trung tâm thương mại lớn thường chọn trần nhôm dạng sọc, trần nhôm vuông, trần nhôm cell, trần trang trí dạng ống,... Những khu vực như khu công nghiệp, nhà máy,... thường sẽ chọn trần nhà vuông để tăng diện tích sử dụng. Ngoài ra, nếu muốn thi công trần nhôm độc đáo, khác biệt, bạn có thể chọn trần dọc vuông cạnh.

Đặc điểm cấu tạo của các loại trần nhôm

Cấu tạo trần nhôm bao gồm: Các tấm trần, khung xương, ty treo, thanh T-Black, thanh treo, phụ kiện nở sắt, V góc. Cụ thể chi tiết của các phụ kiện như sau:

  • Tấm trần có kích thước khoảng 60x60cm, mặt trước sơn tĩnh điện màu trắng. Mặt sau dán một màng tiêu âm màu đen.
  • Khung xương đồng bộ theo tiêu chuẩn
  • Chiều cao tấm nhôm từ 10mm
  • Độ dày tấm trần nhôm dao động từ 0.5-0.8mm
  • Bề mặt tấm nhôm được đục lỗ từ 1.8-3mm
  • Thanh V góc có độ rộng 20x20mm

Chia sẻ quy trình thi công trần nhôm đầy đủ, chi tiết nhất - Ảnh 4

Hướng dẫn thi công trần nhôm chuẩn kỹ thuật

Với mỗi loại kích thước sẽ có những lưu ý và biện pháp thi công khác nhau. Nhưng cũng không có nhiều sự khác biệt. Dưới đây Kiến Quốc sẽ hướng dẫn các bạn biện pháp thi công trần nhôm kích thước 60x60cm. Trần sử dụng hệ thống treo dấu kín tạo nên sự liền mạch giữa các tấm. Biện pháp thi công là sử dụng kẹp để giữ hai gờ đối diện của tấm vào thanh treo đảm bảo các tấm trần thẳng hàng và cân bằng.

Hệ thống treo kín ẩn, trần tôn mang lại cho ta cảm quan về mảng trần gọn gàng nguyên khối hơn. Ứng dụng phổ biến tại khu vực trường học bệnh viện và văn phòng. Trước khi thi công cần xem xét kỹ lại bản vẽ thi công và kiểm định lại khối lượng vật tư để quá trình lắp đặt hoàn thiện được tốt nhất.

Các bước thi công trần nhôm an toàn 

Quá trình thi công trần nhôm không quá phức tạp, tuy nhiên cần đảm bảo đáp ứng đúng kỹ thuật. Nếu bạn đang tìm hiểu về cách lắp đặt chi tiết loại trần này có thể xem ngay bài viết sau. 

Quá trình chuẩn bị 

Trước khi thực hiện thi công trần nhôm, bạn cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng, dụng cụ, trang thiết bị, đồ bảo hộ lao động. Cụ thể bạn sẽ cần có những thứ sau:

  • Thẻ ra vào công trường theo quy định làm việc
  • Nón bảo vệ
  • Giày bảo hộ
  • Dây an toàn theo quy định nếu làm trên cao
  • Dụng cụ thi công như máy khoan bê tông, máy bắn vít, ổ cắm điện,... phải đảm bảo hoạt động tốt, an toàn
  • Trần nhôm
  • Bộ phụ kiện trần nhôm như tấm trần nhôm, xương cài, móc treo, tigen, dây thép treo, nở sắt đóng, phào trần,..

Chia sẻ quy trình thi công trần nhôm đầy đủ, chi tiết nhất - Ảnh 5

Chuẩn bị trần nhôm

Vật tư khi thi công cần đảm bảo chất lượng, được chủ đầu tư phê duyệt trước khi thực hiện. Nếu phát hiện sai hỏng, bạn cần báo lại giám sát để được thay thế, sửa chữa vật liệu kịp thời, tuyệt đối không nên lắp đặt vì có thể ảnh hưởng đến tổng thể sau này. 

Quá trình thi công

Sau khi chuẩn bị đầy đủ vật dụng, dụng cụ, chúng ta sẽ cùng thi công trần nhôm. Quá trình này không cần thực hiện quá cầu kỳ, tỉ mỉ, nhiều công đoạn nhưng cần đảm bảo độ chính xác. 

Dưới đây là hướng dẫn thi công trần nhôm đầy đủ, chi tiết.

  • Bước 1: Xác định độ cao của trần nhà thực tế so với cốt cao độ trần trong thiết kế. Quá trình này phải thực hiện chính xác, nếu có sai sót cần báo ngay cho giám sát và nhà thầu để xử lý.

Chia sẻ quy trình thi công trần nhôm đầy đủ, chi tiết nhất - Ảnh 6

Xác định độ cao trần nhôm

  • Bước 2: Đánh dấu độ cao của trần theo bản thiết kế đã vẽ trước đó. Trong bước này, bạn sẽ cần dùng đến các dụng cụ như máy bắn cốt, thước thép, ống nivo, ống nước, ống bắn mực,...
  • Bước 3: Treo nẹp viền tường theo vị trí đã đánh dấu trước đó. Đặc biệt chú ý đến khoảng cách giữa các lỗ đinh là 300mm, bạn hãy nhớ điều này khi thực hiện.
  • Bước 4: Treo ty với một đầu liên kết với hệ xương chính, một đầu liên kết với trần hoặc mái nhà. Khi treo nên chú ý khoảng cách tối đa giữa 2 đầu là 1200mm và khoảng cách giữa điểm treo đầu tiên với trường là 300mm.
  • Bước 5: Cân chỉnh lại xương và thả tấm theo thiết kế ban đầu. Có thể dùng thêm kẹp để giữ tấm nếu trọng lượng tấm trần quá nhẹ.

Chia sẻ quy trình thi công trần nhôm đầy đủ, chi tiết nhất - Ảnh 7

Treo nẹp và thi công trần nhôm

  • Bước 6: Kiểm tra và hoàn tất quá trình thực hiện.
  • Bước 7: Bàn giao công trình.

>> Xem thêm Tran nhom thanh o Hai Phong

Lưu ý khi lắp đặt đặt nhôm

  • Vị trí lắp đặt trần nhôm thường không quá cao
  • Có đầy đủ các biện pháp để kỹ thuật thi công một cách an toàn
  • Để hoàn thiện tốt thi công nhanh chóng nên chọn chất liệu nhôm cao cấp.
  • Có quy trình và quy cách để hoàn thiện theo đúng tiêu chuẩn
  • Kiểm tra lại bảng vẽ kỹ thuật
  • Kiểm tra các vật tư vật liệu hoàn thiện có đầy đủ hay chưa

Trần nhôm đang là xu hướng lựa chọn của rất nhiều công trình lớn hiện nay. Đặc biệt là những tòa nhà văn phòng khu vực trường học và bệnh viện. Cách thi công trần nhôm khá đơn giản bởi đặc điểm tấm trần khá nhẹ, quá trình thi công sẽ được thuận lợi hơn. 

Tùy theo loại trần nhôm mà quá trình thi công có thể thay đổi khác nhau. Bạn có thể liên hệ Công ty Kiến Quốc để được hỗ trợ thực hiện, thi công nhanh chóng qua hotline 0925 364 888. Sau khi nhận được thông tin từ phía khách hàng, đội ngũ nhân sự của chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ, hỗ trợ tận tình các thắc mắc của bạn.

0925.364.888
messenger icon zalo icon